1. Biến tần thường được sử dụng cho những thiết bị nào?
Do có nhiều lợi ích vượt trội như:
- Dễ dàng đảo chiều quay và tốc độ của động cơ
- Tăng dòng điện khi bị sụt áp và giảm dòng điện khi quá áp giúp các thiết bị điện hoạt động ổn định không bị hư hỏng phần ổ trục, cơ khí từ đó tăng tuổi thọ cho thiết bị được lâu bền.
- Tiết kiệm năng lượng hơn so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
Nên biến tần thường được tích hợp nhiều trong các thiết bị điện dân dụng như điều hòa, tủ lạnh,...; các thiết bị công nghiệp như máy bơm nước, quạt hút / đẩy, băng tải, máy nén khí, máy ép phun, máy cuốn / nhả, thang máy, máy trộn, máy quay ly tâm,... đặc biệt được sử dụng nhiều nhất trong các module truyền thông giúp hỗ trợ đắc lực cho việc điều khiển, giám sát từ trung tâm dễ dàng.
2. Các thông số cơ bản khi cài đặt biến tần Delta ?
Để sử dụng được biến tần thì đòi hỏi chúng ta sẽ cần phải cài đặt một số thông số liên quan trước khi đưa vào sử dụng. Và chúng ta sẽ cần lưu ý các thông số như sau: Tham số RESET biến tần Delta về mặc định nhà sản xuất : 00 - 02 = 9 ( mặc định về 50 Hz) hoặc 10 ( mặc định về 60 Hz).
Thời gian tăng tốc và thời gian giảm tốc
Thời gian tăng tốc là thời gian khi ta nhấn RUN thì motor sẽ chạy từ 0Hz ~ 50HZ nói chung là lúc chạy tốc độ tối đa và thường sẽ mặc định là 10 giây, tùy ứng dụng sẽ có thời gian khác nhau.
Thời gian giảm tốc là thời gian khi nhấn STOP đến khi động cơ ngừng hẳn. Trong biến tần có thông số cài đặt bỏ qua chế độ Deceleration, đó là Fee Run, lúc nhắn STOP sẽ cho motor ngừng tự do.
Tham số thời gian tăng/ giảm tốc chính: 01 - 09 và 01 - 10.
Tham số điều khiển:
- Nếu chạy bằng bàn phím biến tần Delta: Để mặc định 02-00 và 02-01 = 0.
- Nếu chạy bằng Volume trên bàn phím Biến tần Delta : 02-00 = 4, bằng Volume ngoài cài = 1.
- Lệnh RUN: Bằng nut RUN trên bàn phím để mặc định 02-01.
- Sử dụng RUN bằng công tắc ngoài: 02-01 cài bằng 1.
Cài giới hạn tần số
Cụm từ thường là (Frequency upper limit), (Maximum Frequency). Chúng là thông số cho phép động cơ chạy nhanh nhất với đơn vị là Hz, giả sử khi số này cài là 50Hz thì động cơ chạy tối đa là 50Hz, n=60×50/2 = 1500 vòng/phút. Chúng ta hoàn toàn có thể cài bao nhiêu cũng được trong phạm vi thông dụng là (1÷60 Hz) đối với động cơ thường.
Tham số tần số ngõ ra lớn nhất của biến tần Delta: 01 - 00.
3. Cách chọn biến tần cho động cơ theo tải
Việc chọn lựa biến tần theo tải là một việc rất quan trọng khi bạn quyết định sử dụng công nghệ thay đổi tốc độ này.
a/ Thông số động cơ.
Động cơ 3 pha thường có các loại 127/220V, 220/380V, 380/660V. Trong đó thông dụng nhất là động cơ 3 pha 220/380V.
- Động cơ 3 pha 127/220V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần. Nếu có nguồn vào 3 pha 220V thì chọn biến tần vào 3 pha 220V ra 3 pha 220V. Nếu chỉ có nguồn 1 pha thì chọn biến tần vào 1 pha 220V ra 3 pha 220V (biến tần loại này chỉ có công suất nhỏ tới vài kW).
- Động cơ 3 pha 220/380V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 220V có thể dùng 2 loại biến tần như trên.
- Động cơ 3 pha 220/380V đấu sao để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.
- Động cơ 3 pha 380/660V đấu tam giác để sử dụng nguồn 3 pha 380V dùng biến tần vào 3 pha 380V ra 3 pha 380V.
b/ Loại tải của máy móc hiện hữu.
Căn cứ vào đặc tính momen của mỗi loại ứng dụng (loại máy) người ta chia ra 3 loại tải của biến tần là tải nhẹ, tải trung bình và tải nặng.
- Tải nhẹ: Các ứng dụng như bơm, quạt chọn dòng biến tần tải nhẹ như Delta
- Tải trung bình: Các ứng dụng như máy công cụ, máy ly tâm, băng tải, bơm áp lực,... chọn dòng biến tần tải trung bình như Delta VFD-EL/ EL-W Series
- Tải nặng: Các ứng dụng như cẩu trục, nâng hạ, máy nén, máy ép,... chọn dòng biến tần tải nặng như Delta CH2000 Series.
Lưu ý: Biến tần tải nặng hơn dùng tốt cho tải thấp hơn cùng công suất nhưng sẽ gây lãng phí vì giá cao hơn. Trong khi biến tần loại tải nhẹ hơn thì không thể dùng được cho loại tải nặng hơn cùng công suất. Trong một số trường hợp có thể chọn biến tần loại tải nhẹ hơn có cấp công suất cao hơn để dùng cho tải nặng hơn.
Một bộ biến tần tải nặng có giá cao hơn 20- 30% so với loại biến tần tải nhẹ và tải thường. Trong thực tế, để giảm tải trọng cho hệ thống và giảm công suất Motor cũng như biến tần người ta thường gắn thêm các bộ truyền động ( còn được gọi là hộp giảm tốc, hộ số ) với tý số truyền cao. Khi đó Moment tại ngõ ra sẽ tỷ lệ nghịch với tốc độ.
VD: Tốc độ động cơ sau khi qua bộ truyền động giảm đi 1 nửa thì Moment tăng lên gấp 2 lần.
- Các ứng dụng tải nhẹ: Bơm, Quạt, Băng tải, Máy đóng gói, Máy móc ngành nhựa
- Tải nặng: Cầu trục, tời hàng, Máy ép, máy gia công cơ khí, Máy khuấy
c/ Chế độ vận hành:
Chế độ vận hành cũng quyết định rất quan trọng tới việc lựa chọn biến tần.
- Chế độ vận hành ngắn hạn: biến tần điều khiển động cơ tăng tốc, giảm tốc, chạy, dừng, đảo chiều quay liên tục đòi hỏi biến tần có khả năng chịu quá tải cao, có thể phải lắp thêm điện trở xả để bảo vệ biến tần không bị cháy. VD: Series VFD E, VFD M, VFD B, VFD C2000 của Delta.
- Chế độ vận hành dài hạn: Động cơ thường đạt tốc độ ổn định trong thời gian tương đối dài sau khi khởi động như quạt, bơm, băng tải,... VD: VFD-L, VFD EL, VFD S Series
d/ Dòng biến tần chuyên dụng.
Nhiều hãng chế tạo các dòng biến tần chuyên dụng cho 1 loại ứng dụng như bơm/ quạt, thang máy, dệt sợi, ép nhựa,... Loại biến tần này có đặc điểm là tối ưu về tính năng và giá thành so với sử dụng biến tần đa năng. Đối với dòng biến tần chuyên dụng, Delta cung cấp các loại biến tần như:
- Biến tần chuyên dùng cho tải bơm quạt: CP2000
- Biến tần chuyên dùng cho tải nặng: CH2000
- Biến tần chuyên dùng cho ngành dệt sợi: CT2000
- Biến tần chuyên dùng cho ngành nhựa: VFD-VJ, HES
- Biến tần điều khiển thang máy và cửa thang: VFD-ED, MH300-L, VFD-DD, IED
Khi chọn đúng loại biến tần cần sử dụng thì hệ thống sẽ làm việc ổn định hơn, bền hơn và đặc biệt là tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. Vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ tất cả các yếu tố trên để lựa chọn chính xác loại biến tần phù hợp nhất với loại tải và ứng dụng.
4. Lưu ý khi mua biến tần sử dụng:
Để mua biến tần chuẩn và cho hiệu quả công việc tốt bạn cần:
- Xác định rõ thông số động cơ và loại tải mình cần mua cho phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng.
- Tìm hiểu kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm biến tần và cách đấu dây chuẩn, chính xác.
- Chọn hãng sản xuất biến tần uy tín trên thị trường để lựa chọn được một loại tốt
- Đừng chọn theo giá cả vì khác nhau về xuất xứ, công nghệ, thương hiệu sản phẩm cũng khiến giá biến tần biến động khác nhau.
Bạn đang tìm kiếm nhà cung cấp biến tần uy tín- chính hãng. Hãy liên hệ ngay với HK, chúng tôi có thể tư vấn, cung cấp thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
- Động cơ Servo là gì (28.06.2020)
- Tác dụng của biến tần trong công nghiệp là gì ? (28.06.2020)
- Biến tần 1P 220V Ra 3P 380V (28.06.2020)
- BIẾN TẦN LÀ GÌ, CẤU TẠO BIẾN TẦN, LỢI ÍCH CỦA BIẾN TẦN (28.06.2020)
- Giới Thiệu Công Ty Tự Động HK (09.12.2021)
- Dịch vụ kỹ thuật tại nhà máy (09.11.2022)
- Sửa chữa lắp đặt servo cho máy khẩu trang (10.11.2022)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN SERVO DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (15.11.2022)
- CÁC MODUN MỞ RỘNG PLC DELTA DÒNG SLIM (15.11.2022)
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC MÃ VÀ LỰA CHỌN PLC DELTA THEO ỨNG DỤNG (15.11.2022)
- CÁC DÒNG BIẾN TẦN SHIHLIN THÔNG DỤNG HIỆN NAY (22.05.2024)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN BIẾN TẦN DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (15.11.2022)
- CÁC LOẠI MÀN HÌNH (HMI) DELTA HIỆN NAY (15.11.2022)
- CÁC DÒNG SERVO DELTA THÔNG DỤNG HIỆN TẠI (18.11.2022)
- Biến tần Delta VFD-EL-W - GIÁ THÀNH CẠNH TRANH CHO CÁC ỨNG DỤNG TẢI NHẸ, TẢI TRUNG (22.04.2023)
- Các dòng biến tần INVT phổ biến tại Việt Nam hiện nay (04.12.2023)
- CÁC LOẠI BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ DELTA THÔNG DỤNG HIỆN TẠI (15.01.2024)
- BỘ LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? MUA BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA GIÁ TỐT (16.01.2024)
- BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA DVP - ES2 nguồn cấp 220V (16.01.2024)
- PLC Delta DVP-14SS2 - Dòng PLC giúp tối ưu hóa chi phí chế tạo máy (16.01.2024)
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT HK 5 TUỔI (27.11.2018 – 27.11.2023) (16.01.2024)
- ỨNG DỤNG PLC DELTA DVP28SV2 ĐIỀU KHIỂN SERVO (16.01.2024)
- LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? PLC DELTA HIỆU NĂNG VƯỢT TRỘI (16.01.2024)
- CÁC LỖI BIẾN TẦN DELTA THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA BIẾN TẦN DELTA (16.01.2024)
- PLC DELA DVP20SX2 HIỆU SUẤT CAO HỖ TRỢ ANALOG (16.01.2024)
- DELTA HMI DOP 110CS – MÀN HÌNH 10 INCH TIÊU CHUẨN (16.01.2024)
- MUA PLC DELTA GIÁ CẢ KINH TẾ NHIỀU LỰA CHỌN (16.01.2024)
- SERVO DELTA ASDA B2 – DÒNG TIÊU CHUẨN ĐA NĂNG (16.01.2024)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN SERVO DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (16.01.2024)
- NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO DELTA PHỔ BIẾN TRONG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY (16.01.2024)
- Hướng dẫn cài đặt các thông số cơ bản Servo Delta B3 (17.01.2024)
- Sự khác nhau cơ bản giữa Servo Delta B2 và B3 (17.01.2024)
- PLC Delta chuyên xử lý ethernet DVP-12SE (17.01.2024)
- DVP20SX2 - Hướng dẫn xử lý tín hiệu Analog PLC Delta (18.01.2024)
- PLC MITSUBISHI FX1S DÒNG GIÁ RÈ CHO CHẾ TẠO MÁY MÁY ĐÓNG GÓI MÁY CHIẾT RIẾT (23.01.2024)
- Tổng hợp tất cả các dòng Biến tần Delta thông dụng nhất hiện nay (14.05.2024)
- DELTA HMI 4.3 INCH – MÀN HÌNH TIÊU CHUẨN NHỎ GỌN LINH HOẠT (14.05.2024)
- HƯỚNG DẪN CÁCH CÀI ĐẶT BIẾN TẦN DELTA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý (14.05.2024)
- HMI DELTA DOP 110WS – MÀN HÌNH 10 INCH ETHERNET CAO CẤP (14.05.2024)
- ĐỘNG CƠ SERVO MOTOR LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO (14.05.2024)
- DELTA HMI DOP 107DV – MÀN HÌNH TIÊU CHUẨN TÍCH HỢP ETHERNET (15.05.2024)
- HMI DELTA DOP-107CV 2 CỔNG COM ĐỘC LẬP (25.05.2024)
- CÁC LOẠI MÀN HÌNH CẢM ỨNG HMI DELTA (15.05.2024)
- Màn hình HMI – Human Machine Interfaces là gì? (15.05.2024)
- Các dòng biến tần Delta cũ giá rẻ (16.05.2024)
- SERVO DELTA ASDA A2 TRONG ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN MÁY CÁN TÔN (16.05.2024)
- TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC SỬ DỤNG SERVO DELTA ASD-B3 (16.05.2024)
- ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN 1 PHA RA 3 PHA BẠN NÊN BIẾT (16.05.2024)
- HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BIẾN TẦN DELTA MS300 (16.05.2024)
- PLC DELTA DVP-SE - Lựa Chọn Tối Ưu Cho Việc Số Hóa Nhà Máy (16.05.2024)
- BIẾN TẦN 3 PHA 220V VÀ BIẾN TẦN 3 PHA 380V (16.05.2024)