Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Nói cách khác:
Biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự dòng điện đặt vào các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay động cơ.
Có nhiều loại biến tần như: Biến tần AC, biến tần DC; biến tần 1 pha 220V, biến tần 3 pha 220V, biến tần 3 pha 380V,... Bên cạnh các dòng biến tần đa năng, các hãng cũng sản xuất các dòng biến tần chuyên dụng: biến tần chuyên dùng cho bơm, quạt; biến tần chuyên dùng cho nâng hạ, cẩu trục; biến tần chuyên dùng cho thang máy; biến tần chuyên dùng cho hệ thống điều hòa;...
Tại sao phải sử dụng biến tần?
Từ công thức trên chúng ta thấy để thay đổi được tốc độ động cơ có 3 phương pháp:
1. Thay đổi số cực động cơ P
2. Thay đổi hệ số trượt s
3. Thay đổi tần số f của điện áp đầu vào
Trong đó 2 phương pháp đầu khó thực hiện và không mang lại hiệu quả cao. Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số là phương pháp hiệu quả nhất. Biến tần là thiết bị dùng để thay đổi tần số của nguồn cung cấp đặt lên động cơ qua đó thay đổi tốc độ động cơ.
Biến tần có thể thay đổi tần số từ 0Hz đến 400Hz (một số dòng biến tần điều chỉnh tới 590Hz hoặc cao hơn). Chính vì vậy có thể làm cho động cơ chạy nhanh hơn bình thường so với chạy tần số 50Hz.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của biến tần:
Bên trong biến tần là các bộ phận có chức năng nhận điện áp đầu vào có tần số cố định để biến đổi thành điện áp có tần số thay đổi để điều khiển tốc độ động cơ. Các bộ phận chính của biến tần bao gồm bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ nghịch lưu IGBT, mạch điều khiển. Ngoài ra biến tần được tích hợp thêm một số bộ phận khác như: bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng 1 chiều, điện trở hãm, bàn phím, màn hình hiển thị, module truyền thông,...
Nguyên lý hoạt động của biến tần:
- Đầu tiên, nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz)
- Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Tiếp theo, thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
Hình ảnh: Biến đổi điện áp/tần số qua biến tần
Lợi ích của việc sử dụng biến tần:
- Dễ ràng thay đổi tốc độ động cơ, đảo chiều quay động cơ.
- Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
- Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
- Tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.
- Biến tần thường có hệ thống điện tử bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá áp và thấp áp, tạo ra một hệ thống an toàn khi vận hành.
- Nhờ nguyên lý làm việc chuyển đổi nghịch lưu qua diode và tụ điện nên công suất phản kháng từ động cơ rất thấp, do đó giảm được dòng đáng kể trong quá trình hoạt động, giảm chi phí trong lắp đặt tụ bù, giảm thiểu hao hụt điện năng trên đường dây.
- Biến tần được tích hợp các module truyền thông giúp cho việc điều khiển và giám sát từ trung tâm rất dễ dàng.
Ứng dụng biến tần:
Do ưu điểm vượt trội nên biến tần được sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp và dân dụng, đặc biệt là trong công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến không thể thiếu biến tần: Bơm nước, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun, máy cuốn/nhả, thang máy, hệ thống HVAC, máy trộn, máy quay ly tâm, cải thiện khả năng điều khiển của các hộp số, thay thế cho việc sử dụng cơ cấu điều khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác,...
Hình ảnh: Một số ứng dụng của biến tần Mitsubishi
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp biến tần. Các hãng đều có nhiều dòng biến tần đáp ứng được nhiều loại ứng dụng từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên có sự khác nhau ở một số tính năng cao cấp, chất lượng, độ bền cũng như chênh lệch về giá bán,...
- Động cơ Servo là gì (28.06.2020)
- Tác dụng của biến tần trong công nghiệp là gì ? (28.06.2020)
- Biến tần 1P 220V Ra 3P 380V (28.06.2020)
- Giới Thiệu Công Ty Tự Động HK (09.12.2021)
- Dịch vụ kỹ thuật tại nhà máy (09.11.2022)
- Sửa chữa lắp đặt servo cho máy khẩu trang (10.11.2022)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN SERVO DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (15.11.2022)
- CÁC MODUN MỞ RỘNG PLC DELTA DÒNG SLIM (15.11.2022)
- HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC MÃ VÀ LỰA CHỌN PLC DELTA THEO ỨNG DỤNG (15.11.2022)
- Cách lựa chọn biến tần cho động cơ theo tải và các thông số cơ bản khi cài đặt biến tần. (15.11.2022)
- CÁC DÒNG BIẾN TẦN SHIHLIN THÔNG DỤNG HIỆN NAY (22.05.2024)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN BIẾN TẦN DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (15.11.2022)
- CÁC LOẠI MÀN HÌNH (HMI) DELTA HIỆN NAY (15.11.2022)
- CÁC DÒNG SERVO DELTA THÔNG DỤNG HIỆN TẠI (18.11.2022)
- Biến tần Delta VFD-EL-W - GIÁ THÀNH CẠNH TRANH CHO CÁC ỨNG DỤNG TẢI NHẸ, TẢI TRUNG (22.04.2023)
- Các dòng biến tần INVT phổ biến tại Việt Nam hiện nay (04.12.2023)
- CÁC LOẠI BỘ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ DELTA THÔNG DỤNG HIỆN TẠI (15.01.2024)
- BỘ LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? MUA BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA GIÁ TỐT (16.01.2024)
- BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA DVP - ES2 nguồn cấp 220V (16.01.2024)
- PLC Delta DVP-14SS2 - Dòng PLC giúp tối ưu hóa chi phí chế tạo máy (16.01.2024)
- CHÚC MỪNG SINH NHẬT HK 5 TUỔI (27.11.2018 – 27.11.2023) (16.01.2024)
- ỨNG DỤNG PLC DELTA DVP28SV2 ĐIỀU KHIỂN SERVO (16.01.2024)
- LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? PLC DELTA HIỆU NĂNG VƯỢT TRỘI (16.01.2024)
- CÁC LỖI BIẾN TẦN DELTA THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA BIẾN TẦN DELTA (16.01.2024)
- PLC DELA DVP20SX2 HIỆU SUẤT CAO HỖ TRỢ ANALOG (16.01.2024)
- DELTA HMI DOP 110CS – MÀN HÌNH 10 INCH TIÊU CHUẨN (16.01.2024)
- MUA PLC DELTA GIÁ CẢ KINH TẾ NHIỀU LỰA CHỌN (16.01.2024)
- SERVO DELTA ASDA B2 – DÒNG TIÊU CHUẨN ĐA NĂNG (16.01.2024)
- CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN SERVO DELTA VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (16.01.2024)
- NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO DELTA PHỔ BIẾN TRONG CÔNG NGHIỆP HIỆN NAY (16.01.2024)
- Hướng dẫn cài đặt các thông số cơ bản Servo Delta B3 (17.01.2024)
- Sự khác nhau cơ bản giữa Servo Delta B2 và B3 (17.01.2024)
- PLC Delta chuyên xử lý ethernet DVP-12SE (17.01.2024)
- DVP20SX2 - Hướng dẫn xử lý tín hiệu Analog PLC Delta (18.01.2024)
- PLC MITSUBISHI FX1S DÒNG GIÁ RÈ CHO CHẾ TẠO MÁY MÁY ĐÓNG GÓI MÁY CHIẾT RIẾT (23.01.2024)
- Tổng hợp tất cả các dòng Biến tần Delta thông dụng nhất hiện nay (14.05.2024)
- DELTA HMI 4.3 INCH – MÀN HÌNH TIÊU CHUẨN NHỎ GỌN LINH HOẠT (14.05.2024)
- HƯỚNG DẪN CÁCH CÀI ĐẶT BIẾN TẦN DELTA VÀ MỘT SỐ LƯU Ý (14.05.2024)
- HMI DELTA DOP 110WS – MÀN HÌNH 10 INCH ETHERNET CAO CẤP (14.05.2024)
- ĐỘNG CƠ SERVO MOTOR LÀ GÌ? CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỘNG CƠ SERVO (14.05.2024)
- DELTA HMI DOP 107DV – MÀN HÌNH TIÊU CHUẨN TÍCH HỢP ETHERNET (15.05.2024)
- HMI DELTA DOP-107CV 2 CỔNG COM ĐỘC LẬP (25.05.2024)
- CÁC LOẠI MÀN HÌNH CẢM ỨNG HMI DELTA (15.05.2024)
- Màn hình HMI – Human Machine Interfaces là gì? (15.05.2024)
- Các dòng biến tần Delta cũ giá rẻ (16.05.2024)
- SERVO DELTA ASDA A2 TRONG ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN MÁY CÁN TÔN (16.05.2024)
- TỐI ƯU HÓA ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC SỬ DỤNG SERVO DELTA ASD-B3 (16.05.2024)
- ƯU ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN 1 PHA RA 3 PHA BẠN NÊN BIẾT (16.05.2024)
- HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BIẾN TẦN DELTA MS300 (16.05.2024)
- PLC DELTA DVP-SE - Lựa Chọn Tối Ưu Cho Việc Số Hóa Nhà Máy (16.05.2024)
- BIẾN TẦN 3 PHA 220V VÀ BIẾN TẦN 3 PHA 380V (16.05.2024)