Chào Mừng Quý Khách Đến Webstie Chúng Tôi! 79/36A, Đường số 4, KP7, P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM( Ngay trường THPT Bình Hưng Hòa)
BỘ LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? MUA BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA GIÁ TỐT

Bộ lập trình plc là gì? PLC được viết tắt của Programmable Logic Controller là thiết bị cho phép lập trình thực hiện các thuật toán điều khiển logic. PLC nhận tác động các sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output)

1. Công dụng của bộ lập trình PLC trong sản xuất

Trong dây chuyền sản xuất, PLC không đơn thuần là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic mà còn về truyền thông - kết nối - lưu trữ dữ liệu, tạo nên một mạng lưới khép kín.

Do đó, PLC được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất để điều khiển và giám sát các quy trình phức tạp. Chúng có thể giúp doanh nghiệp tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp như xử lý vật liệu, kiểm soát dây chuyền lắp ráp, kiểm soát chất lượng và quản lý hàng tồn kho.  

2. Các bước lập trình PLC căn bản

Để hệ thống hoạt định được chúng ta cần phải có một chương trình cho việc thao tác các sự kiện của máy móc, vậy làm sao để tạo ra được một chương trình như vậy, dựa vào những tiêu chí nào, điều kiện gì và các bước lập trình plc là gì?

CÔNG TY TNHH Kỹ Thuật Tự Động HK

10 bước lập trình PLC cơ bản

Bước 1: Xác định yêu cầu chính của của khách hàng

Bước 2: Lập sơ đồ mô phỏng cho hệ thống

Bước 3: Chọn bộ PLC và các thiết bị mở rộng phù hợp

Bước 4: Lập bảng quy định các địa chỉ vào/ra

Bước 5: Vẽ sơ đồ kêt nối PLC với tín hiệu

Bước 6: Chuẩn bị phần mềm lập trình PLC

Bước 7: Viết chương trình điều khiển PLC

Bước 8: Chạy thử trên PLC ảo, mô phỏng hệ thống

Bước 9: Vận hành thử và kiểm tra lỗi

Bước 10: Chạy chương trình và back up chương trình lần cuối.  

 

2.1 Một số gợi ý để có cách lập trình PLC tối ưu

Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Delta, Allen-Bradley, Omron, Honeywell, Siemens, Mitsubishi, Yaskawa, Panasonic… Vì vậy, các vấn đề xung quanh việc lập trình cũng cần được chú ý để đảm báo tính chính xác và tối ưu khi lập trình tránh lãng phí dung lượng và thời gian của hệ thống, vậy làm sao để có cách lập trình tối ưu nhất?

- Biết được cách đấu nối Input và Output cho PLC

- Hiểu được các thiết bị trong hệ thống PLC như: timer, counter, relay, transitor…

- Đọc hiểu các ý nghĩa của các kỹ hiệu trong PLC như NO, NC, D500, M1000…

- Thực hiện các lệnh thao tác mẫu có sẵn trong phần mềm PLC

- Tự tạo, giả lập các bài toán đơn giản để làm quen với ngôn ngữ PLC

- Xử lý các tín hiệu số, tuyến tính như cảm biến, biến tần…

- Thao tác được với các thiết bị công nghiệp như Servo, Step…

- Hiểu về truyền thông công nghiệp như RS485, Ethernet IP, CanOpen, EtherCAT…

- Thực hiện các lệnh nâng cao như so sánh, đọc xung tốc độ cao, on/off để điều khiển.  

2.2 Các phần mềm lập trình PLC?

Có rất nhiều có phần mềm lập trình cho PLC, HMI, AC Servo, Biến tần… tương thích cho từng thương hiệu khác nhau. Vậy chúng ta sẽ dùng các phần mềm lập trình PLC nào cho các thiết bị của Delta?

WPLSoft và ISPSoft được hãng Delta Electronics viết và dùng để tạo ra chương trình cho PLC Delta hoạt động, không giống như các hãng PLC khác, Các loại PLC Delta có phần mềm bản quyền được cung cấp miễn phí, tạo lợi ích kinh tế cho người dùng và điều kiện kinh tế chưa tốt dễ dàng tiếp cận được.

WPLSoft nhỏ gọn hơn, phần mềm chỉ 80 MB, vẫn hỗ trợ đầy đủ lệnh lập trình dòng DVP, dùng cho các bạn mới làm quen PLC Delta, nên dùng cho chương trình 10k Step trở xuống. Phù hợp cho các dòng PLC Delta series Slim (SS2, SX2. SE, SV2, SA2), Stanrd (ES2, ES3, EX, EH3, PM).

ISPSoft hỗ trợ Function Block, tạo nhiều chương trình con. Phù hợp tạo chương trình lớn với cấu trúc module hóa công nghiệp đa tầng, hỗ trợ PLC dòng DVP series cộng thêm dòng đời mới nhất của Delta: AH series, AS series. Các bạn tải trực tiếp tại Website Delta:  https://downloadcenter.deltaww.com/en-US/downloadcenter

CÔNG TY TNHH Kỹ Thuật Tự Động HK

2.3 Công cụ lập trình PLC Delta

Ngoài thiết bị lập trình phần cứng như PLC Delta và các phần mềm lập trình đã nêu trên chúng ta còn cần phải có thiết bị lập trình được gọi tắt cáp lập trình PLC hãng Delta?

Đối với các dòng PLC Delta chúng ta có 2 loại cáp dùng để lập trình chính: 1 dạng là có cổng 8 chân chúng ta sẽ dùng model cáp “uc-prg020-12a” để lập trình cho tất cả các plc delta cổng 8 chân, 2 là dạng có cổng RJ45 chúng ta sẽ dùng cáp Ethernet để nạp chương trình, có thể mua ở bất kỳ đâu.  

CÔNG TY TNHH Kỹ Thuật Tự Động HK

3. Ứng dụng

Đặc điểm của những thiết bị điện công nghiệp của hãng Delta có thể đúc kết ngắn gọn là có giá thành tương đối cạnh tranh so với hàng có xuất xứ Nhật Bản và châu Âu, kích thước tương đối nhỏ gọn, mẫu mã cứng cáp. 

Chính vì vậy mà các sản phẩm của PLC Delta nhanh chóng xuất hiện nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: máy in, máy đóng gói, máy cnc, máy phay, máy chế biến gỗ,máy đánh sợi, máy se chỉ, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao…, hệ thống phân bổ giám sát năng lượng trong dây chuyền sản xuất. Mở rộng nâng cấp ứng dụng trong một số hệ thống điều khiển và giám sát scada tích hợp cho các nhà máy đưa vào hệ thống SCADA, ESG.

Nếu bạn đang có nhu cầu cần mua hay báo giá PLC Delta hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tận tâm, nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Tin liên quan
    CÔNG TY TNHH Kỹ Thuật Tự Động HK
    CÔNG TY TNHH Kỹ Thuật Tự Động HK

    Đăng ký nhận tin

    * Vui lòng điền đầy đủ thông tin !

    Hotline tư vấn miễn phí: 0902 590 312

    BỘ LẬP TRÌNH PLC LÀ GÌ? MUA BỘ LẬP TRÌNH PLC DELTA GIÁ TỐT