Thực Trạng Hiện Nay:
- Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là mở rộng các các ngành công nghiệp vận tải, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp…nhu cầu sử dụng các thiết bị nâng hạ là rất cần thiết. Cẩu trục, cẩu tháp, vận thăng là các thiết bị giữ vị trí số một trong các thiết bị nâng hạ - vận chuyển vật liệu, lắp ráp, hàng hóa trong xây dựng và vân tải.


Phân loại cẩu tháp:
Dựa theo dạng cần của cẩu tháp:

Dựa theo khả năng di chuyển:
- Cần trục tháp đặt cố định
- Cần trục tháp di chuyển trên ray
Dựa theo khả năng thay đổi độ cao:
- Cần trục tháp tự nâng, tăng dần độ cao bằng cách nối dài thêm thân tháp.
- Cần trục tháp tự leo, cần trục leo dần lên cao theo sự phát triển độ cao của công trình.
- Cần trục tháp không thay đổi được độ cao.
Các cơ cấu hoạt động của Cẩu Tháp:
* Theo vùng làm việc hình trụ xuyến, cần trục tháp có các cơ cấu sau đây:
– Cơ cấu nâng hạ vật
– Cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với
– Cơ cấu quay.
* Ngoài ra, tùy theo loại mà cần trục tháp sử dụng các cơ cấu hoạt động khác như:
– Di chuyển
– Nâng hạ cần
– Di chuyển đối trọng
– Thay đổi chiều cao thân tháp
Đặc điểm của phụ tải nâng hạ:
ð Ma sát tĩnh lớn.
ð Tốc độ của hệ thống khi hạ hàng tăng nhanh, khó kiểm soát.
ð Điều kiện làm việc ngặt nghèo.
ð Tổn hao điện năng lớn.
ð Tốc độ của hệ thống nâng hạ thường yêu cầu khác nhau tùy từng thời điểm sử dụng. Nhanh khi mang thấp tải và chậm khi mang đầy tải.
ð Đòi hỏi tính chính xác và an toàn cao.
ð Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại.
ð Thường phối hợp 2-3 truyền động cùng một lúc.
vHạn chế và nhược điểm trong điều khiển hệ thống cẩu tháp - vận thăng:
ü Các động cơ (IM hoặc PM) được cấp nguồn trực tiếp từ lưới điện mà không thông qua biến tần hoặc các khởi động mềm, kéo theo các vấn đề sau:
ü Motor chỉ chạy được một cấp tốc độ duy nhất.
ü Khó điều khiển đồng bộ giữa các cơ cấu.
ü Khởi động và dừng không êm, xảy ra rung lắc cục bộ, dẫn đến không đảm bảo độ an toàn cho người vận hành.
ü Dầm cẩu rung lắc làm giảm tuổi thọ của hộp số, các kết cấu cơ khí khác.
ü Khởi động trực tiếp hoặc Y-∆ làm sụt áp trong hệ thống, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mạng điện.
ü Khó điều khiển trong các hệ thống cần độ chính xác cao.
ü Năng lượng điện tiêu tốn nhiều (đặc biệt với các phụ tải phải start-stop thường xuyên).
GIẢI PHÁP ĐƯA RA LÀ “SỬ DỤNG BIẾN TẦN C2000 TRONG HỆ THỐNG CẨU THÁP - VẬN THĂNG”:
Biến tần Delta VFD-C2000 được hãng Delta thiết kế để giải quyết mọi vấn đề cho cẩu trục, vận thăng!!!
ü Công suất mạnh mẽ: 230V: 0.75 – 90 kW
460V: 0.75 – 450 kW
ü Tích hợp các chế độ điều khiển tiên tiến hiện nay: V/f, Sensorless Vector, V/f+PG, FOC+PG, PM+PG, FOC Sensorless, TQC Sensorless, PM Sensorless.
ü
ü Khả năng chịu quá tải 150% trong 60s

üKhả năng điều khiển 4 góc phần tư giúp bảo vệ và tăng độ bền của thiết bị trong các ứng dụng tải ngắn hạn lặp lại.
üBiến tần có thể vừa chạy ở chế độ động cơ, vừa chạy ở chế độ máy phát, bảo đảm an toàn cho động cơ và hệ thống điện.
Mô-men khởi động ưu việt:
ü Với dòng biến tần VFD-C2000 với momen khởi động lớn lên đến 150% ở 0.5Hz tại chế độ Sensorless Vector.
ü Với chế độ FOC+PG có thể đạt được momen khởi động 150% ở 0Hz.
ü Với momen lớn hơn, VFD-C2000 giúp việc khởi động ổn định hơn.
ü Tránh tuột tải ở đầu chu trình nâng và cuối chu trình hạ.
VFD-C2000 tích hợp bộ PLC giúp cho việc điều khiển cũng như các tính năng bảo vệ được linh hoạt hơn.
Tích hợp bộ hãm thắng:
Biến tần C2000 tích hợp bộ hãm thắng lên đến dãy công suất 30KW, giúp tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
Với thiết kế thông minh, biến tần C2000 có khả năng giải nhiệt và chống nhiễu tốt, chịu được nhiệt độ môi trường lên đến 50 độ C
Biến tần C2000 điều khiển được cho cả động cơ đồng bộ và không đồng bộ:
Với nhóm thông số cài đặt chuyên biệt cho tải nâng hạ:
Biến tần C2000 dễ dàng điều khiển hệ thống một cách nhịp nhàng và an toàn.
üBiến tần C2000 tích hợp chế độ điều khiển thắng cơ độc lập. Phù hợp cho những ứng dụng phức tạp và yêu cầu độ an toàn cao.
üChức năng Break Delay và hàm Dwell giúp việc vận hành hoàn toàn êm ái.

- Với hàm chuyên biệt cho cẩu trục, biến tần có thể đánh giá có nhả thắng cơ hay không dựa trên tần số ngõ ra và dòng điện ngõ ra. Do đó momen khởi động được đảm bảo an toàn
- Dwell là hàm dừng/trạng thái tĩnh trong thời gian tăng/giảm tốc, giúp đảm bảo momen xoắn tăng đến đủ lực để kéo đối tượng nâng hạ mà không gây tụt tải.
vQuá trình khởi động (mở thắng cơ):
Ø Khi tần số ngõ ra lớn hơn 02-34 và dòng điện ngõ ra lớn hơn 02-33. 02-32 sẽ được kích hoạt. Sau thời gian 02-32, thắng sẽ được kích mở.
Ø Khi tần số ngõ ra đạt được giá trị bằng tần số 07-16, và thời gian duy trì ở tần số 07-16 bằng thời gian Dwell 07-15, sau thời gian 07-15, tần số tiếp tục tăng.
vQuá trình dừng (đóng thắng cơ):
Ø Khi tần số ngõ ra nhỏ hơn 02-58 hoặc dòng điện ngõ ra nhỏ hơn 02-57. 02-32 sẽ được kích hoạt. Sau thời gian 02-32, thắng sẽ được kích đóng.
Ø Khi tần số ngõ ra giảm về giá trị bằng tần số 07-18, và thời gian duy trì ở tần số 07-18 bằng thời gian Dwell 07-17. Sau thời gian 07-17, tần số tiếp tục giảm.